Quy trình sơn Epoxy chống thấm cho bể nước đạt chuẩn

Ngày nay những dòng sơn Epoxy chống thấm được sử dụng ngày một phổ biến, với chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã, chủng loại đa dạng, tính ứng dụng cao trong nhiều trường hợp khác nhau. Đó cũng là một trong những lý do khiến dòng sơn Epoxy này được các khách hàng, nhà thầu, chủ đầu tư dành một sự ưu ái đặc biệt và lựa chọn rộng rãi.

Với mỗi loại thì đều có những quy trình thi công đặc trưng, chuẩn mực riêng để phát huy tối đa hiệu quả của từng loại. Hôm nay Tiến Bộ Epoxy sẽ gửi đến quý vị độc giả những quy trình thi công sơn epoxy chống thấm bể nước đạt chuẩn và chuyên nghiệp nhất.

1. Ưu điểm nổi bật của sơn epoxy chống thấm bể nước

Bạn cần lưu ý đặc tính và công dụng của từng loại sơn epoxy chống thấm để lựa chọn sao cho thích hợp nhất với mục đích sử dụng cũng như đặc trưng của công trình thi công. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần lưu ý khi tìm hiểu về sơn epoxy chống thấm như:

+ Độ đàn hồi cao, chống lại sự co giãn và áp suất của nước, tránh bề mặt sơn bị nứt

+ Chống ẩm mốc và độ tuyệt đối về chống thấm

+ Tuyệt đối chống trơn trượt vì là mặt hồ để người dùng bơi lội

+ Khả năng bám dính cao trên nhiều các bề mặt khác nhau như: bê tông, gỗ, kính, gạch, đá

+ Độ bền bỉ cao, bền màu, thích nghi tốt với các khí hậu khắc nghiệt từ môi trường, từ bức xạ mặt trời

2. Quy trình thi công sơn Epoxy chống thấm bể nước đạt chuẩn

Thi công sơn Epoxy chống thấm bể nước chuyên nghiệp và đúng chuẩn gồm 6 bước sau đây:

Bước 1: Xử lý mặt sàn bể nước

Bạn xử lý bề mặt bể nước càng chu đáo, càng tốt thì hiệu quả sau khi bạn hoàn thành các bước tiếp theo càng cao. Những điều bạn cần lưu tâm khi dọn dẹp và xử lý mặt bể đó là các lớp gỉ sét, mảng sơn cũ bong tróc, những vết dầu mỡ, bụi bẩn cần được loại bỏ. Khi bạn dọn sạch thì chúng sẽ tăng mức độ kết dính, khả năng bám của sơn chắc chắn hơn.

Bước 2: Xử lý các vị trí gồ ghề, lồi lõm

Bạn kiểm tra trên các bề mặt tiếp xúc của bể nước có vị trí nào bị gồ ghề hay lồi, lõm gì không. Nếu có bạn cần nhám cho bằng phẳng, bạn nên dùng các thiết bị chuyên dụng như máy mài nền kim cương kết hợp với máy hút bụi loại công nghiệp để trám cho nhẵn cũng như hút bụi làm sạch bề mặt bể luôn.

Bước 3: Dùng sơn chống thấm

Bạn dùng hỗn hợp giữa chất chống thấm và keo epoxy để phủ 2 lớp chống thấm lên bề mặt bể. Khoảng thời gian phủ giữa mỗi lớp khoảng 6 tiếng là tốt nhất, đây là khoảng thời gian phù hợp để đảm bảo chúng đã được kết dính hoàn toàn và phát huy tối đa ưu điểm của mình.

Bước 4: Thi công sơn lót

Để tăng mức độ bám dính cho lớp sơn epoxy chống thấm bể nước giai đoạn sau lên mức cao nhất bạn cần một lớp sơn lót. Cần lưu tâm chỉ dùng lớp sơn lót khi lướp sơn bước trên đã khô trong khoảng 24 tiếng.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ

Giai đoạn chuẩn bị sơn phủ bạn cần tiến hành kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật. Chúng sẽ quyết định độ thẩm mỹ cho mặt bể nước, đồng thời giúp mặt sàn đáp ứng tốt nhất như cầu người dùng.

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ thứ 2

Đây cũng là bước cuối cùng, giúp tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ cho bề mặt bể nước. Màu sắc nền cho bề mặt bể thường là màu xanh nước biển cho hài hòa, tạo cảm giác tươi mới, mát mẻ và thoải mái, như một bãi biển được thu nhỏ lại vậy.

Lưu ý sơn kỹ càng và khéo léo để tạo sự đồng đều và nâng cao tính thẩm mỹ cho bề mặt.

Trên đây là những quy trình sơn epoxy chống thấm bể nước tiêu chuẩn mà chúng tôi đã gói gọn lại trong 6 bước phía trên. Hi vọng với bài viết này bạn có thêm những kiến thức bổ ích và hữu ích cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU SƠN EPOXY, CHẤT LÀM CỨNG… HÀNG ĐẦU VIỆT NAM