Quy trình thi công sơn lót Epoxy chống rỉ

Sơn lót Epoxy chống rỉ với những tác dụng chính đó là tăng mức độ bền bỉ cũng như độ thẩm mỹ của bề mặt các cật liệu bằng sắt thép. Ngoài yếu tố về chất lượng sản phẩm tốt thì quá trình thi công cũng đóng vai trò rất quan trọng. Để phát huy tối đa được ưu điểm cũng như hiệu quả của sơn lót epoxy chống rỉ thì bạn cần làm theo đúng quy trình và kỹ thuật đạt chuẩn cao.

Vậy quy trình như thế nào khi thi công sơn lót epoxy chống rỉ mới được đánh giá là đạt chuẩn? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ về vấn đề này ngay sau đây nhé.

Các bước sơn lót epoxy chống rỉ đạt chuẩn

Với kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng sơn chúng tôi đã đúc kết và gói gọn lại với 4 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Trong quá trình thi công để thuận tiện và suôn sẻ, trước khi bắt tay vào công việc bạn hay các thợ sơn cần mang theo đầy đủ các thiết bị dụng cụ như:

+ Ru lô để lăn sơn, máy phun hay chổi quét

+ Số lượng các thùng sơn epoxy chống rỉ cần thiết

+ Các thiết bị bảo hộ dành cho thợ như: quần áo, mũ, kính, gang tay, khẩu trang, …

Bước 2: Vệ sinh bề mặt

Đây là vân đề cần thiết và rất quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như khả năng bám của màng sơn, do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt các thiết bị kim loại cần sơn. Một khi bề mặt sơn được dọn dẹp sạch sẽ thì sẽ tăng khả năng bám dính, kéo theo đó là độ bền mang sơn cũng được tăng lên. Còn nếu không vệ sinh sạch đã sơn ngay dẫn đến có lẫn các tạp chất làm màng sơn dễ bị bong tróc, bề mặt kim loại bị ảnh hưởng trầm trọng, rút ngắn tuổi thọ.

Theo đúng tiêu chuẩn một bề mặt chỉ nên thi công khi bề mặt đó sạch sẽ, khô thoáng, không có các tạp chất, đáp ứng được tiêu chuẩn ISO8504.

Trong quá trình vệ sinh cần lưu ý, tuy theo mứcđộ tỉ sét, bẩn nhiều hay ít và đặc trưng của kim loại để lựa chọn các cách khác nhau, vệ sinh cho phù hợp. Dưới đây là một số cách phổ thông bạn có thể tham khảo như:

  • Dùng bàn chải hoặc giấy nhám cọ xáy, lau chùi các rỉ set và nụi bẩn bám trên bề mặt
  • Với những bề mặt có tình trạng bong tróc thì nên dùng máy chải điện hoặc thổi cát để loại bỏ chúng
  • Bề mặt có dính dầu mỡ thì nên dùng các dung môi hoặc chất tẩy rửa
  • Ngoài ra bạn cũng có thể lưu tâm đến việc dùng axit để loại bỏ những lớp gỉ, dầu mỡ, sơn cũ cứng đầu

Bước 3: Pha trộn sơn

Sau khi công đoạn vệ sinh và làm sạch bề mặt các kim loại chúng ra đến bước pha trộn sơn. Do sơn lót epoxy chống rỉ là sơn 2 thành phần nên chúng ta cần phải pha trộn, gồm sơn và chất đóng rắn, pha theo tỷ lệ thích hợp.

Đầu tiên trộn riêng sơn và chất đóng rắn riêng biệt, tiếp theo là đổ đều chất đóng rắn vào sơn sau đó quấy nhẹ từ từ cho đến khi 2 hỗn hợp này đồng nhất và quyện vào nhau. Bạn cần lưu ý đọc kỹ thông số cũng như tỷ lệ pha trộn được ghi trên vỏ thùng sơn, chỉ cần làm theo đúng tỷ lệ đó và hướng dẫn là ổn.

Ngoài ra bạn cần lưu ý dòng sơn lót epoxy chống rỉ sẽ có khoảng thời gian sống cố định, bạn cần pha lượng vừa đủ để chúng ta sơn tránh pha nhiều sơn không kịp làm số lượng sơn còn lại bị chết và hỏng không dùng được nữa, sẽ rất lãng phí.

Bước 4: Tiến hành phun sơn lót

Khi này chúng ta dùng máy phun sơn hay ru lô để phủ trược tiếp lớp sơn này lên bề mặt kim loại đã vệ sinh sạch trước đó. Khi phun cần kỹ càng, phủ đều, ở những góc cạnh khó phun tới thì nên dùng chổi để quét những góc cạnh đó. Việc sơn lót 1 hay 2 lớp còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng. Trong trường hợp phun 2 lớp thì cần cách đợt phun đầu tầm 4h rồi hãy phun tiếp.

Hi vọng bài viết hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU SƠN EPOXY, CHẤT LÀM CỨNG… HÀNG ĐẦU VIỆT NAM